VĂN HÓA XIN LỖI
Trong cuộc sống thường nhật chúng ta khó tránh khỏi những vấp váp, sai lầm,
những lời nói thiếu tế nhị vì vậy xin lỗi là một cách tốt nhất để làm lành lại
với mọi người theo phương châm ‘dĩ hòa vi quý’.
Đối với người phương Tây thì lời xin lỗi được họ sử dụng rất thường xuyên và
chân thành, dù đôi khi không phải là lỗi của họ. Ở Canada các vị dân biểu khi
được nhờ cậy làm điều gì mà họ không thể làm được họ sẵn sang nói tiếng
xin lỗi một cách nghiêm túc và tỏ ra rất ái ngại vì không giúp được cho người
khác.
Năm
2017 đích thân Thủ Tướng Justin Trudeau cũng đã lên tivi nói lời xin lỗi với
tên tội phạm khủng bố Omar Khadr. Và chính phủ đã phải bồi thường cho tên này
10.5 triệu đô la vì chính phủ Canada tiền nhiệm đã vi phạm Hiến Chương Canada
về Tự Do và Nhân Quyền (Canada's Charter of Rights and Freedom) .
Omar Khadr là một công dân Canada gốc Afghanistan nhưng tham gia vào nhóm khủng
bố của Bin Laden và đã ném lựu đạn sát hại hai quân nhân Mỹ. Sau đó, hắn ta đã
bị bắt làm tù binh ở Guantanamo, lúc đó hắn mới 16 tuổi.. Sau 8 năm bị cầm tù,
năm 2010 hắn đã nhận tội với CIA để được trở về thụ án ở Canada. Khi trở về
Canada Khadr đã đâm đơn kiện chính phủ vì giới chức trách Canada đã làm ngơ và
đồng lõa với CIA ngược đãi hắn ở nhà tù Guantanamo khiến hắn phải nhận tội. Vụ
này hắn đã đòi bòi thường 20 triệu đo la và đòi được chính chức xin lỗi công
khai trên phương tiện truyền thông. Và Khadr đã được toại nguyện.
Nói
lại vấn đề văn hóa xin lỗ. Trẻ em ở Canada được dạy ngay từ khi mới học mẫu
giáo rằng luôn luôn cần nói tiếng xin lỗi khi làm một ai đó phiền lòng. Tôi còn
nhớ một hôm tôi đến trường tiểu học để đón đứa con tan học, tình cờ nghe một
lời nói khiếm nhã của một cậu bé cỡ 6 tuổi nói với bạn. Không ngờ cô giáo của
em cũng nghe được. Thế là cô gáo bắt cậu bé nọ nói lời xin lỗi bạn. Thấy cậu bé
không chịu nói, tôi tò mò chờ xem cô giáo xử trí như thế nào. Tôi nghĩ chắc cô
giáo cũng sẽ bỏ qua. Nhưng không, cô giáo kiên nhẫn thuyết phục cậu ta cho đến
khi cậu chịu cất lời xin lỗi mới thôi.
Đôi với người Việt ta chin bỏ làm mười, nhiều khi người bị hiểu lầm, vu khống
không cần có một lời xin lỗi, cũng dễ dàng tha thứ. Những kẻ ăn nói hồ đồ vì
thế cũng làm lơ, chả thèm xin lỗi người mình đã xúc phạm. Mọi việc cứ xem như
là chưa có chuyện gì xảy ra. Mọi việc đâu sẽ vào đấy và cứ tiếp tục ăn nói vô
tội vạ!
Mới cách đây vài ngày, tại một trường phổ thông trung học ở Sóc Trăng tổ chức
cho học sinh chơi trò chơi kích dục (một nam và một nữ ngậm miệng vào nhau để
lấy đồ vật - một loại sex game của Nhật Bản) bị cộng đồng mạng lên án dữ dội.
Thế nhưng ông hiệu trưởng họp báo chỉ nói nhận trách nhiệm qua loa về việc
thiếu trách nhiệm để sự việc xảy ra mà không hề có một lời xin lỗi phụ huynh và
các em học sinh của trường, cũng như toàn thể xã hội. Thiết nghĩ, ông hiệu trưởng
TVM phải công khia xin lỗi và từ chức vì để sự việc tồi bại như thế sảy ra ở
trường mình. Như thế mới là người biết chịu trách nhiệm chứ không chỉ nói suông
cho qua phà.
Lời xin lỗi mà chúng ta hay bắt gặp ở người Việt là lời xin lỗi đểu, xin lỗi
cầm bằng như chửi. Ví dụ:
- Xin lỗi nhé, cái này tớ đã biết từ khuya!
- Xin lỗi! Nhưng đây không rảnh!
Khi bài này được đăng trên Facebook lần đầu có người đã còm vào đại khái ý nói
Việt Nam không có văn hóa xin lỗi.
Tôi không biết điều đó có đúng không nhưng quả là người Việt mình từ trong nhà
cho đến ngoài xã hội, ít nghe được lời xin lỗi chân thành.
Mọi nếp sống văn hóa phải bắt đầu từ gia đình và học đường. Cha mẹ, thầy cô
giáo hãy làm gương cho con em mình, tạo thành một thói quen. Khi nhiều người
đều biết giữ lễ với nhau thì xã hội sẽ trở nên có nề nếp. Nề nếp được thực
hành, gìn giữ lâu đời, qua nhiều thế hệ sẽ trở thành một nét văn hóa. Xin lõi
là một hành động lịch lãm của thế giới văn minh. Nên người sử dụng nó hẳn nhiên
là một người có văn hóa.
Nói chung, xin lỗi là một hành vi đẹp, nếu chúng ta sử dụng đúng lúc, đúng cách
sẽ làm cho người nghe dễ chịu và có tác dụng hàn gắn tình cảm sức mẻ hết sức
màu nhiệm. Người thường sử dụng từ ngữ ấy không phải sẽ làm nhỏ bé bản thân trước
người khác mà trái lại họ càng lớn lao hơn trong mắt của người đối diện. Bởi vì
nói cho cùng phải có can đảm và biết tôn trọng mình và tôn trọng người thì mới
nói được lời xin lỗi chân thành.
Tác giả chân thành xin lỗi quý độc giả, vì bài viết rườm rà, lời thô, ý thiển
này đã làm hao tốn thời gian và sức lực của mọi người.
Viết October 8, 2017
Sửa chữa bổ sung August 24, 2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.