Chơi
Facebook ai cũng hiểu khó tránh khỏi bị người khác bình luận trái với
nhưng điều mình cho là đúng. Việc đó vốn là bình thương bởi vì hoàn toàn
không thể có hai người đồng điệu từ A đến Z. Tôi biết rõ điều này và
rất sẵn lòng chấp nhận sự phản biện của người khác với tinh thần bình
đẳng, khách quan và mang ý nghĩa xây dựng. Nhưng với bài viết của ông
Nguyên Lạc như được chụp lại trong ảnh dưới đây là một sự bôi bẩn danh
dự tôi một cách lố bịch.
Dưới đây là là đoạn cuối bài nhận xét của ông Nguyên Lạc về bài phiếm Ngày Bé Đọc Ca Dao của tôi.
Trích:
"Để nói về sự bất nghĩa của người con trai đối với cha mẹ, tục ngữ có câu : "Cha mẹ xa cái l. gần", hay ca dao: "Nóc nhà xa hơn cửa chợ/ L. vợ gần hơn mả cha".
Ở đây ông Tú Điếc "phán": "chị này đã “ăn quen bén mùi” rồi nên chẳng đành lòng xa anh chồng vài hôm để về nhà mẹ", thì cũng giống như tục ngữ và ca dao trên, chỉ cần thay thế "cái l." bằng "con buồi" thôi, phải không? Mê "buồi" không đành rời để về thăm cha mẹ không phải là hạ thấp phẩm giá của người con gái sao? Than ôi, sao đành dùng đầu óc - tôi không dám dùng 2 chữ "tục tĩu" như ông Tú Điếc dùng trong bài, chỉ dùng chữ "phồn thực" - mà suy luận như vậy, làm hỏng bài ca dao hay.
Qua trên, đó là những gì tôi trả lời ông Tú Điếc những nhận xét của ông trong bài viết "Ngày bé đọc ca dao", hy vọng ông "nghe" để đừng viết thêm những bài nhận xét về thơ, ca dao mà có kèm theo "ngụ ý", cạnh khóe người khác." - Hết trích.
Trong bài phiếm tôi chỉ mổ xẻ với góc độ đùa cợt, cốt yếu gây cười cho độc giả. Tôi tán hưu tán vượn về chuyện tình dục là nhằm mục đích ấy, đâu phải để hạ thấp phẩm giá của cô gái trong bài ca dao. Vả lại bản năng nghiện tình dục của loài động vật hay con người là không có gì xấu xa, bất kể là giống đực hay giống cái. Chính những câu thành ngữ, tục ngữ ông Nguyên Lạc trích dẫn cũng đã nói lên một thực tế khó chối cãi đó mà? Thế nhưng ông Nguyên Lạc tự khoác cho mình chiếc áo thụng đạo đức rồi lên mặt dạy đời kẻ khác một cách lố bịch. Hiểu bài ca dao theo phạm trù đạo đức, xã hội, nhỏ nước mắt khóc người đời xưa thì học sinh lớp 9, lớp 10 đều hiểu, và có hằng hà sa số bài viết trên mạng. Tôi muốn chọn cho mình một cách tiếp cận khác, tiếu lâm hơn để cảm nhận về bài ca dao chứ không hề cho điều mình viết là nhất nhất đúng. Nếu ông Nguyên Lạc hiểu văn phiếm thì không có bài viết đầy ác ý kia.
Ông
Nguyên Lạc cho rằng cái câu trong bài phiếm của tôi "chị này đã “ăn
quen bén mùi” rồi nên chẳng đành lòng xa anh chồng vài hôm để về nhà mẹ"
làm cho phẩm giá của người con gái bị hạ thấp! Làm sao ông Nguyên Lạc
lại có thể nghĩ phẩm giá của con gái dễ dàng bị hạ
thấp bởi một câu văn phiếm vậy nhở? Tôi cũng theo cách ông bảo rằng
những câu thành ngữ ông trích dẫn đã hạ thấp phẩm giá của đàn ông thì
sao? Từ đó tôi theo lối suy luận tương tự ông rồi bảo: "Sao mà cái đầu
óc của Nguyên Lạc quá "phồn thực" được không?
Một điều lố bịch nữa là ông Nguyên Lạc tự cho mình cái quyền làm cảnh sát "tư tưởng" trên mạng, RA LỆNH cho tôi đừng viết thế này, thế kia. Thiết nghĩ mọi người đều có quyền bày tỏ cảm nhận và đánh giá về bất cứ điều gì trên cõi đời này miễn sao đừng xúc phạm đến người khác.
Hòn đất ném đi hòn chì ném lại, nếu bây giờ tôi lại bảo ông Nguyên Lạc đừng chõ mũi vào việc của người khác thì sao nhỉ? Tôi tuy ĐIẾC nhưng vẫn nghe thấy. Không hiểu ông Nguyên Lạc thông thái và chưa bị điếc có nghe và hiểu không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.